Thời gian trước đây, tôi có đọc được một bài báo mạng viết về “ Có nên đi du học Nhật Bản hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản”. Bài báo này đặt ra một câu hỏi mà vài năm gần đây có lẽ rất nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật Bản kiếm tiền đều cần cân nhắc.
Tuy nhiên việc tồn tại sự cân nhắc đó cũng thể hiện một thực trạng xã hội không mấy được tốt đẹp ,ở bài viết này tôi muốn phản ánh ít nhiều phần nào, cũng như gửi thông điệp đến những bạn trẻ muốn sang Nhật Bản lập nghiệp.

Có khá nhiều bạn liên hệ với tôi, hỏi xem mình nên sang Nhật Bản theo diện du học hay diện tu nghiệp sinh (TTS)? Nếu là đi du học là đi học tập thuần tuý thì câu hỏi này rất là lạ. Bởi đi học là việc bỏ tiền đầu tư cho chính bản thân mình để học, còn đi xuất khẩu lao động (TTS) thực tế  là đi làm việc. Hai lựa chọn này ít có liên quan đến nhau. Tuy vậy, thực tế vài năm gần đây đã nói lên một điều khác.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, sau khi chính phủ Nhật Bản dần thắt chặt quan hệ với Việt Nam, cũng đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam sang để bù đắp lượng lao động thiếu hụt tại Nhật Bản thì một loại dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới, hay du học Nhật Bản kiểu mới” đã xuất hiện ở Việt Nam. Thời gian trước đây, đi xuất khẩu lao động (TTS)  là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty có cùng ngành nghề với công ty người lao động đó ở Việt Nam, và nhằm để cho người lao động đó được tu nghiệp và học hỏi tại nước ngoài trong khoảng thời gian tối đa là 3 năm. Xuất khẩu lao động (TTS) theo hình thức tu nghiệp này luôn đòi hỏi rất nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật Bản trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải quay về nước. Tuy vậy, dịch vụ “ xuất khẩu lao động kiểu mới” đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay là: Sang Nhật dưới dạng đi du học (xin visa du học, có đăng kí lớp tại một trường tiếng Nhật để có được visa) nhưng thực tế khi sang Nhật Bản rồi du học sinh này sẽ không đi học mà chủ yếu là đi làm kinh tế. Vì thế du học sinh cũng có thu nhập như đi xuất khẩu lao động và có khi du học sinh còn có thu nhập nhiều hơn thực tập sinh. Vì vậy, nhiều người muốn sang Nhật Bản kiếm tiền, mới có sự phân vân như nêu ở trên.

Số liệu thực tế hiện nay cho thấy số lương  học sinh Việt Nam  sang du học theo thống kê của tổ chức IFSA ở Nhật Bản năm 2013 là khoảng 15 nghìn du học sinh, gấp 4 lần so với năm 2012 , và gấp 18 lần so với tổng số du học sinh  của năm 2009. Nếu đi du học Nhật Bản thuần tuý thì lượng sinh viên không thể tăng một cách chóng mặt  như thế trong vòng 4 năm từ 2009 đến năm 2013. Hiện nay ước tính rằng  ở Nhật Bản có ít nhất khoảng 6 nghìn du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản chỉ với mục đích lao động như nêu ở trên.
Kết quả nhận được là cái nhìn về du học sinh Viêt Nam ( trong đó bao gồm cả những người đi du học thuần tuý) cũng trở nên xấu đi rất nhiều trong mắt người Nhật Bản những năm trở lại đây. Theo thống kê của cảnh sát Nhật Bản  năm 2014 người Việt Nam đứng thứ 2 trong số các vụ tội phạm ở Nhật Bản, chỉ sau có Trung Quốc. Phần lớn người Việt Nam phạm tội trong những năm gần đây là du học sinh, lao động và tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nơi làm việc ( nghiệp đoàn).



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NHỮNG MẶT TRÁI CỦA XÃ HỘI NHẬT BẢN

DU HỌC NHẬT BẢN BÂY GIỜ DỄ HAY KHÓ

YÊU NHẬT BẢN